Trrung tâm bảo hành sony xin chia sẻ bài viết Tivi Màn hình laser là gì? nhằm giúp quý khách có cái nhìn sâu hơn về chiếc tivi nhà mình.
Màn hình Laser đang được coi là công nghệ màn hình thế hệ mới nhiều
triển vọng nhất, được hỗ trợ phát triển bởi Mitsubishi.
Xem thêm: Màn hình laser để làm gì ?
Xem thêm: Màn hình laser để làm gì ?
- Laser là viết tắt của cụm: Light
Amplification by Stimulated Emission of Radiation, khuếch đại ánh sáng bằng các phát xạ kích thích.
Ánh sáng laser phát ra cũng dựa trên nguyên lý bức xạ điện từ, tuy
nhiên có nhiều tính chất đặc biệt so với ánh sáng thông thường. Ánh sáng laser
có cường độ mạnh là laser được tạo thành từ chất rắn. Một chất rắn thích hợp,
khi nhận được kích thích từ bên ngoài, các
electron bên trong sẽ nhảy lên mức năng lượng cao hơn, sau đó lại nhanh
chóng chuyển về mức năng lượng thấp hơn và giải phóng một photon ánh sáng.
Photon này bay ra, chuyển động trong lòng khối chất rắn, lại va chạm với những
nguyên tử khác, kích thích electron của nguyên tử này lên trạng thái cao hơn,
sau khi nhảy xuống trạng thái thấp lại tiếp tục phát ra một photon khác. Cứ như
vậy tạo ra một phản ứng dây chuyền, càng ngày càng giải phóng ra nhiều photon.
Tại một đầu của khối chất rắn có gắn một gương bán mạ. Photon gặp gương này sẽ
đi ra ngoài, tạo thành tia Laser. Các photon của tia laser, do có cùng tần số,
cùng pha, lại chuyển động song song với nhau nên tia laser có năng lượng rất lớn,
lại được tập trung trong một diện tích nhỏ. Một đặc điểm quan trọng của tia
laser, là các photon của nó sinh ra từ phản ứng dây chuyền, nên năng lượng của
các photon giống nhau tuyệt đối, dẫn đến bước sóng của tia laser là đồng nhất
tuyệt đối.
- Một màn hình laser, yêu cầu phải có ba tia laser với ba màu sắc
xanh, xanh lá, đỏ. Hiện nay, mới chỉ có tia laser đỏ (còn gọi là laser hồng ngọc)
là phổ biến và có khả năng ứng dụng trong sản xuất màn hình, còn laser xanh và
xanh lá, do có năng lượng cao hơn nên gần như không thể tạo được trong điều kiện
hoạt động của một màn hình. Thay vào đó, phải sử dụng một quá trình biến đổi tần
số để thu được laser có tần số cao hơn tần số của tia laser gốc. Quá trình này
gọi là Second Harmonic Generation, lợi dụng sự tương tác của các photon với vật
liệu phi tuyến đặc biệt để kết hợp năng lượng vào một photon mới, có năng lượng
gấp đôi photon ban đầu, hay có bước sóng nhỏ bằng một nửa.
Laser heli-neon |
- Second Harmonic Generationi được tìm ra vào năm 1961, một thời gian
sau khi các nhà khoa học tìm được phương pháp tạo ra tia laser đỏ bằng hồng ngọc.
Nhờ phương pháp này, có thể tạo ra được tia laser xanh và xanh lá.
- Màn hình laser, với nguyên lý hoạt động dựa vào việc phát ra các
tia laser thay cho việc dùng đèn cường độ cao (HID: high intensity discharge)
trong các màn hình projector, có nhiều ưu điểm so với các loại màn hình hiện
nay như có khả năng tái tạo lại một phổ màu rất rộng với độ chính xác màu sắc
cao (có thể đạt đến hơn 90% phổ màu mà mắt người có thể cảm nhận), tiêu thụ ít
năng lượng hơn màn hình LCD hay Plasma, kích thước gọn nhẹ, tuổi thọ lâu (có thể
lên đến hơn 50000 giờ). Màn hình Laser đang được nhanh chóng hoàn thiện trong
việc nghiên cứu, có khả năng sẽ ra mắt vào cuối năm 2007, và dần phổ biến vào nửa
sau năm 2008 và đầu 2009. Theo dự đoán, một khi đưa vào sản xuất ở quy mô lớn,
giá thành của màn hình Laser sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá màn hình LCD và
Plasma hiện tại, có thể chỉ bằng một nửa
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét